Ring ring

ZimKe.Wap.Sh
Bây giờ: 14:37 , Ngày 07/07/25
Chào Mozilla
home
4.5/5

Mặt dày hỏi: “Sinh ra trong đất và sống trong đất… lão ta là thứ gì thế?”
Điếu bát nói: “Nói trắng ra Hồng Quân lão tổ là một con giun đất, đã trải qua kiếp nạn khai thiên lập địa, sau đó đắc đạo.”
Mặt dày nói: “Nếu nói vậy thì Hồng Quân lão tổ là do con giun đất biến thành, chẳng phải là một lão quái tu luyện thành tinh sao?”
Tôi nói: “Thực ra tiên cũng là yêu quái, đắc đạo thành tiên hay thành tinh thì cũng chỉ là cách nói của con người thôi, chưa hiện nguyên hình thì là tiên, hiện nguyên hình rồi thì là yêu ma quỷ quái.”
Điếu bát nói: “Nói vậy cũng đúng! Thần tiên hay quỷ quái đều trong ý nghĩ của con người, nhưng động Hoàng Sào đã khô cạn nhiều năm, vậy mà sâu bên trong lại có tiếng u u, chẳng lẽ là bọn cá đang khóc thật sao?”
Động Hoàng Sào còn có tên là động Ngư Khốc. Tương truyền, cá thần trong động bị người ta giết thịt nên thường nghe thấy tiếng con cháu của con cá thần đó khóc. Điếu bát nhớ lại chuyện tối qua, nên trong lòng vẫn thấy sợ hãi. Tôi và Mặt dày nghe ngóng thấy như tiếng gió, có gió không có gì là lạ. Đi tới đây thì không gian trở nên thoáng đạt rộng rãi hơn, tôi phát hiện trên đỉnh động có thứ gì đó phát ra tiếng động, giơ đuốc lên soi thì không nhìn thấy gì, trên đó quá cao, ánh sáng không soi tới nơi, chỉ một màu tối đen, tôi cố mở to mắt ra nhìn bỗng thấy phía trên đỉnh động đen ngòm có hàng loạt những đốm xanh lè, tiếng u u phát ra càng lúc càng mạnh hơn.
Ngẩn ra một lúc, chúng tôi mới nhìn thấy rõ quanh thành động cũng chi chít những đốm xanh lè, đó là hàng ngàn hàng vạn con dơi. Chúng tôi vội vàng ôm lấy đầu nằm rạp xuống. Lúc này đàn dơi bị kinh động, kêu ré lên nháo nhác bay ra ngoài, đuốc đều bị chúng tạt cho tắt hết. Dơi trong động Hoàng Sào đều màu trắng, to bằng lòng bàn tay, số lượng nhiều không kể xiết, chúng tôi nhắm mắt ôm đầu nằm im, một lúc sau, lũ dơi mới bay hết ra ngoài. Tôi và Mặt dày lôi Điếu bát dậy, thắp đuốc lên, trong này là một hang động mọc đầy măng đá, cứ như đứng giữa một rừng măng, trong lòng động có nước, sâu khoảng một thước, nước trong nhìn thấu đáy, rất nhiều con cá mình trong suốt đang bơi lội.
Tôi nghĩ truyền thuyết cá khóc trong động chắc là bắt nguồn từ tiếng kêu của lũ dơi, may mà bọn này không tấn công người.
Mặt dày nói: “Mấy ngày trên núi, mồm miệng nhạt quá rồi, hay là bắt vài con cá ăn tạm, còn tiết kiệm được lương khô nữa.”
Điếu bát nói: “Dân trong vùng còn không dám ăn cá ở đây, vì dưới hồ có cương thi, bọn cá này đều ăn thịt người đấy.”
Mặt dày nói: “Toàn mấy lời đồn mê tín của dân bản địa, có bao nhiêu cương thi cho bọn cá này ăn bao nhiêu năm như vậy chứ.”
Tôi nói: “Bọn cá dưới hồ Tiên Đôn có ăn xác người chết hay không thì không biết, nhưng bọn cá trong động này rõ ràng là không được tiếp xúc với ánh mặt trời, nếu không đã không trở nên trong suốt thế kia, chỗ này lại chẳng có thứ gì khác mà ăn, chắc là chỉ ăn xác chết và phân dơi thôi. Ông mà muốn ăn cá thì cứ xơi tự nhiên, bọn tôi chẳng dám hưởng phúc đó đâu.”
Mặt dày nghe đã thấy buồn nôn, ngay lập tức từ bỏ ý định ăn cá, lại lý luận: “Hai người đừng tưởng thật, tôi cũng chỉ nói thế thôi, tiết kiệm là đương nhiên nhưng không nhất thiết phải mạo hiểm tính mạng.”
Động Hoàng Sào là một dòng sông chảy ngầm trong lòng đất thông ra tới hồ, dài mấy cây số, nối thông với rất nhiều lòng động to nhỏ khác nhau, trong đó vài nơi vẫn còn nước, nhiều lúc tới những vị trí tương đối cao còn nhìn thấy những bức họa vẽ hình thiên cẩu ăn mặt trăng, nội dung không còn nguyên vẹn, hình thù kỳ dị, thậm chí còn có phần khủng khiếp chúng tôi, đứng trong lòng động hàng vạn năm, âm u lạnh lẽo này mà không dám tiến lên.
Chương 13: Chuyện ma trong núi
1
Bức bích họa thiên cẩu ăn mặt trăng vẽ hình xác chết đeo mặt nạ vỏ cây, mộ cổ dưới hồ Tiên Đôn, người chết thủng ruột trong chiếc quan tài bằng ngọc. Với ngôi mộ trên núi đó, tôi cũng chỉ biết có vậy. Nếu vào được trong hầm mộ, tôi tin sẽ còn nhiều phát hiện kinh người nữa. Chúng tôi đi qua loạt động trong Thảo Hài Lĩnh một cách thuận lợi, khắp nơi đều có hang động, mỗi động một vẻ, nhưng trong con mắt giới đổ đấu chuyên nghiệp, thì cho dù các hang động có hình thù cổ quái tới đâu cũng không nằm ngoài mười tám loại hình hang động đã được tổng kết, phong thủy gọi là “sơn trung thập bát khổng” mỗi loại có một cách đi riêng, tôi từng nghe lão Nghĩa mù giới thiệu, trong cuốn “m Dương bảo kíp” của nhị lão đạo cũng có nói tới. Muốn ra khỏi động Hoàng Sào không phải là khó. Quá trưa, chúng tôi tới phía nam Thảo Hài Lĩnh, ba phía đều là những ngọn núi cao vút, cho dù có chắp thêm cánh cũng không bay qua được, diện tích hồ rộng 370 hecta nằm giữa các dãy núi, ven hồ mọc đầy lau sậy, phía xa là màu sương mù, trắng đục. Năm xưa, mực nước hồ Tiên Đôn cao hơn bây giờ rất nhiều, nước trong hồ thông thẳng vào động Ngư Khốc, cá trong động chưa hẳn là cá thần, những truyền thuyết như vậy vốn không có căn cứ. Người xưa vốn nhàn hạ, sau bữa tối thì rảnh rang không có việc gì làm, ngoài chuyện sinh con ra thì chuyên nghĩ ngợi linh tinh rồi kể chuyện, bốn tác phẩm văn học lớn của Trung Quốc cũng được ra đời như vậy mà thôi. Nhưng núi Hùng Nhĩ là một bảo huyệt trong dãy núi long mạch của Trung Nguyên, những chỗ nước rút giờ đã thành đầm lầy, là nơi cư trú của vịt trời và chim nhạn.
Điếu bát che tay ngang trán nhìn ra xa: “Mộ cổ dưới hồ Tiên Đôn chắc chắn ở bên kia, tôi đã nhìn thấy bảo khí toát lên từ địa cung.”
Tôi nói: “Anh đừng vội nhắc đến điều đó, chúng ta đã bỏ qua một tình tiết hết sức quan trọng, làm thế nào để ra hồ đây?”
Điếu bát và Mặt dày nghe tôi hỏi thì ngẩn người, chẳng ai nghĩ tới việc quanh Tiên Đôn tứ bề đều là nước, không có ghe thuyền thì không thể qua hồ, bơi thẳng ra thì cũng không được phần vì hồ rộng, phần còn phải mang vác xẻng, dây thừng, lương khô, đèn pin, túi ngủ v.v… trọng lượng chiếc ba lô không phải là nhẹ, xuống nước chắc chắn sẽ chìm xuống đáy hồ luôn. Hai nữa, nghe nói dưới đáy hồ có cương thi, đó là những xác chết đeo mặt nạ vỏ cây, chúng tôi to gan đến mấy cũng không dám lội thẳng xuống nước. Ba người bàn bạc một hồi, quyết định xuống hồ từ phía núi Thương Mã, tới đầm Canh gà trước. Nghe nói, người dân vẫn hay vào trong đầm nhặt trứng vịt trời, có thể ở đó sẽ có thuyền bè để lại.
Chúng tôi không mang nhiều lương khô, dọc đường lại bị chậm một ngày, như vậy thời gian đào mộ cũng bị giảm bớt đi một ngày. Sau khi lên kế hoạch, chúng tôi tìm đường xuống núi. Nếu là mực nước năm xưa của hồ Tiên Đôn thì quả không có đường xuống thật, nhưng nay nước đã rút, phần tiếp giáp với núi Thông Mã hình thành một khu đầm lầy rộng khoảng hơn trăm mét mọc đầy lau sậy. Chúng tôi đi xuyên qua khu đầm lầy tiến về phía Nam, trước khi mặt trời lặn thì tới được đầm Canh gà. Vùng này lau sậy mọc dày đặc, mặt nước lung linh trong ánh chiều, tiếng chim nhạn kêu giữa bầu không, từng làn gió thu nhè nhẹ thổi, những bông lau bay trong gió tựa hồ tuyết rơi, cảnh vật đẹp như tranh vẽ. Nhưng trước khi tới đây chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện về cương thi hồ Tiên Đôn nên chỉ thấy phía dưới mặt hồ tĩnh lặng kia đang ẩn chứa nhiều bí ẩn.
Trang: « 1565758596074 »
Search Engine: ma khoc duoi ho tien donma khoc duoi ho tien don
Bình Luận Bài Viết

Không spam,nói tục,chửi thề nếu bạn là người có văn hoá





↑↑ Cùng chuyên mục
*Tổng Hợp Me Hài Ola Cập Nhật Ngày 4/1/2015(3834 ngày trước)
*Truyện kiếm hiệp- TIÊU HỒN(3835 ngày trước)
*Tổng Hợp Me Hài Ola Cập Nhật Ngày 2/1/2015(3836 ngày trước)
*Cô gái "bán thân" cứu mẹ(3836 ngày trước)
*Giao Dịch Tình Nhân(3836 ngày trước)
*Yêu Anh Thật Đau Lòng(3836 ngày trước)
*Xem thêm...
Bài Viết Ngẫu Nhiên
*Yêu anh có dễ đâu?
*Truyện Tấm Cám
*Bí Mật Của Đại Tiểu Thư
*ĐƠN XIN TỪ CHỨC VỢ !
*Cô Gái Đỏ
*Người đẹp phải mạnh mẽ

Text Link: Wap tải game miễn phí